Làm sao để KHÔNG BAO GIỜ hết ý tưởng kể chuyện?
Cách Kim Chi tạo ý tưởng vô tận cho câu chuyện của mình trên Social.
Chào bạn!
Cả tuần vừa rồi trong cộng đồng “Be You With Power Words - Viết Để Xây Dựng Nhân Hiệu Chân Thực” đang rôm rả diễn ra Thử thách Viết kể chuyện - Tạo ấn tượng, Tăng chuyển đổi.
Nhiều bạn mong muốn thể hiện tiếng nói riêng của mình một cách chân thực và độc đáo nên đã nhiệt tình hưởng ứng và tham gia. Song cũng có không ít bạn chưa thể cầm bút viết khi vẫn còn những băn khoăn như:
Em không có câu chuyện gì để kể thì phải làm sao?
Câu chuyện của em không đủ hấp dẫn chị ah.
Em không chắc chắn về trải nghiệm của bản thân mình.
…
Thực tế thì bí ý tưởng luôn là nỗi đau chung của tất cả những ai mới viết để xây dựng thương hiệu cá nhân, riêng ý tưởng kể chuyện lại còn khó hơn nữa. Bởi vì ngoài yếu tố sáng tạo ra, cần lắm ở bạn lòng can đảm và tình yêu thương dành cho chính mình để viết nên một câu chuyện chân thực.
Xem thêm 👇
Vì vậy trong bản tin hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với bạn chính xác cách mà mình đã và đang làm để không bao giờ cạn ý tưởng kể chuyện trên Social nhé.
Bạn nên lặp lại thông điệp và câu chuyện của mình
Trước tiên, tôi nói qua chút về tần suất kể chuyện. Nếu được hỏi: “Bạn có ngại ngùng hay e sợ độc giả sẽ cảm thấy nhàm chán khi bản thân lặp đi lặp lại cùng một điều trên Social không?” thì bạn sẽ trả lời như thế nào?
Ví dụ, sau khi viết xong câu chuyện thương hiệu của mình rồi, bạn có nghĩ độc giả sẽ phát ngán khi nhìn thấy nó không chỉ trên website của bạn, mà cả ở các tài khoản mạng xã hội, email, bản tin, bài viết blog… của bạn không?
Điều này nghe có vẻ “điên rồ”, nhưng tin vui là tỷ lệ họ nhìn thấy nội dung nhờ thuật toán và thực hiện hành động sau một thông điệp là rất nhỏ bạn ah. Đó là lý do, là cơ hội tuyệt vời để bạn lặp lại chính mình ở mọi nơi trên môi trường số và thúc đẩy quảng bá bản thân càng thêm hiệu quả.
Trong truyền thông nói chung có một nguyên tắc tối quan trọng đó là cần ĐẢM BẢO ĐỘ LẶP.
Và bạn có biết rằng, số lượng điểm chạm cần thiết trước khi ai đó trở thành khách hàng thực sự của chúng ta đang tăng lên không?
Có quá nhiều thông tin trực tuyến mà họ nhận được mỗi ngày, các thuật toán trên các nền tảng thì liên tục thay đổi...
Tất cả những điều này buộc mỗi người phải thường xuyên xuất hiện trước độc giả của mình nếu muốn xây dựng thương hiệu cá nhân và bán hàng.
Mặc dù không có con số chính xác cho các điểm chạm ở nhiều case-study khác nhau nhưng tiêu chuẩn thường là:
3 điểm chạm để ai đó bắt đầu chú ý đến thương hiệu của bạn (mục tiêu Branding/Thương hiệu).
7 điểm chạm để ai đó sẵn sàng thực hiện một hành động nào đó hoặc đưa ra quyết định mua hàng (mục tiêu Conversion/Chuyển đổi). Đây là Quy tắc số 7 trong tiếp thị, một trong những quy tắc quan trọng nhất cần nhớ khi kinh doanh online.
Đại khái là, những con số này tôi đưa ra cốt là để khẳng định với bạn rằng: Nếu bạn nói về một sản phẩm hoặc chia sẻ một câu chuyện chỉ với một lần thì không bao giờ là đủ cả! Hơn nữa, những gì bạn chia sẻ không chỉ áp dụng cho việc kể chuyện mà còn áp dụng cho toàn bộ hoạt động tiếp thị bản thân.
Tức là, việc lặp lại sẽ không chỉ với câu chuyện của bạn, mà còn cả thông điệp, ưu đãi, quà tặng… của bạn. Tất cả điều này đều hết sức cần thiết khi xây dựng nhân hiệu trực tuyến.
Đến đây, chắc chắn bạn sẽ hỏi HOW - Làm thế nào tôi có thể lặp lại chính mình một cách hiệu quả và thuyết phục nhất đây? 🤔
Cùng nghe tỷ phú Nei Patel - Chuyên gia Marketing nổi tiếng chia sẻ về Quy tắc số 7 trong tiếp thị và 5 tips ứng dụng quy tắc này trong thực tế bạn nhé.
Thật tuyệt là với sức mạnh của mạng xã hội và sự bùng nổ mạnh mẽ của tiếp thị trực tuyến như bây giờ, chúng ta có rất rất nhiều cách để chia sẻ câu chuyện sao cho chúng không trở nên nhàm chán.
Đây cũng chính là chiến lược mà tôi đã và đang áp dụng để bản thân duy trì sức sáng tạo và không rơi vào tình trạng bí ý tưởng khi viết. 👇👇👇
3 cách cải thiện sự lặp lại trong kể chuyện
1️⃣ Thay đổi hướng tiếp cận và nhấn mạnh nó
Nghệ thuật kể chuyện khéo léo nằm ở chỗ bạn cần linh hoạt khai thác các chất liệu có từ câu chuyện, tùy vào chủ đề hoặc mục tiêu trọng tâm trong bài viết của mình.
Cụ thể, để xây dựng niềm tin và mối quan hệ lâu dài với độc giả, bạn sẽ nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau của câu chuyện, từ đó giúp dễ dàng chia sẻ theo nhiều cách, nhiều hướng mà hề không gây cảm giác khó chịu gì cho họ.
Chẳng hạn như tôi hay kể với mọi người về hành trình bản thân quay trở về với Viết như thế nào trên môi trường số theo các hướng sau:
Trên Brands Vietnam - Website uy tín về Marketing và Thương hiệu, tôi nhấn mạnh về sức mạnh của những câu chuyện và tình yêu thương mà mỗi người dành cho bản thân để tiếp thêm động lực cho họ trong hành trình xây dựng nhân hiệu chân thực. Link
Trên trang cá nhân, có post thì tôi giải thích về tên gọi Ngôn Sứ Thương Hiệu Link, có bài tôi nhấn mạnh vai trò của những câu chuyện trong bối cảnh AI ngày càng phát triển Link, có post tôi chia sẻ vì sao mình lại chọn ngách “Viết Để Xây Dựng Nhân Nhiệu Chân Thực” Link, hoặc có bài tôi lại tâm sự về bài báo đầu tiên đã từng viết chấp bút trên tạp chí “Sách và đời sống” cách đây 20 năm Link, có post tôi khẳng định AI không thể thay thế được kỹ năng viết thuyết phục/Copywriting Link.
Cùng vài biến thể khác từ câu chuyện gốc nữa.
Chiến lược lặp lại một cách nhất quán về thông điệp này đang giúp tôi ngày càng tạo dựng và củng cố niềm tin ở độc giả theo thời gian. Và bạn hoàn toàn có thể làm theo cách tương tự như vậy.
2️⃣ Tái sử dụng nội dung
Bạn đã hiểu tầm quan trọng của việc lặp lại chính mình rồi, nhưng làm sao có được ý tưởng mới mỗi ngày lại là thách thức lớn ngay cả đối với những cây viết lâu năm.
Tôi thấy nhiều Content Creator xuất sắc trên thế giới họ cũng không làm vậy đâu, mà thường rất giỏi trong việc tái sử dụng nội dung cũ của mình.
Có nhiều cách để tái chế nội dung. Một chiến lược mà tôi vẫn luôn sử dụng đó là chọn lọc một phần nội dung từ bản tin cũ, viết lại theo cách trò chuyện, bổ sung thêm ảnh minh họa hấp dẫn cho hoàn thiện, rồi sau đó post lên Social.
Ví dụ, từ bản tin phát hành ngày 26/11/2023 Link, tôi đã tái sử dụng phần nội dung nói về 3 mẹo kể chuyện thúc đẩy cảm xúc ở độc giả rồi thiết kế thêm ảnh dạng đồ họa dưới đây để tạo ra bài post giá trị trên trang cá nhân (ngày 15/6/2024) Link.
Nhưng nếu bạn không viết bản tin như tôi thì sao?
Trong phạm vi bài viết này, tôi chia sẻ với bạn một mẹo đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng ngay và luôn, đó là THAY ĐỔI ĐỊNH DẠNG NỘI DUNG - Từ dạng text, bạn chuyển thành dạng video, audio, ảnh Carousel… và ngược lại.
Hãy chọn ra một nội dung cũ đã được chứng minh hiệu quả cách đây ít nhất là 3 tháng và thay đổi định dạng cho nó. Bạn có thể chỉnh sửa lại một chút, cập nhật thêm thông tin mới nếu cần để giữ cho nội dung luôn mới mẻ và thú vị đối với độc giả nhé.
Nghệ thuật lặp lại ở đây là hãy “ồn ào” theo nhiều cách khác nhau. Rất nhiều độc giả chưa xem được nội dung của bạn ở “phiên bản đầu tiên” đâu, hoặc sau đó thì thường họ cũng không nhớ chính xác nữa, có thể chỉ cảm thấy quen quen thôi (vì bạn tái chế lại nội dung cũ trước đó ít nhất là 3 tháng rồi).
Do vậy, tái sử dụng nội dung luôn là cách siêu tuyệt vời để bạn càng khắc sâu thông điệp và những câu chuyện của mình vào tâm trí độc giả. Mà điều này lại vô cùng cần thiết khi xây dựng thương hiệu cá nhân trên môi trường số.
3️⃣ Tạo ngân hàng câu chuyện (Story Bank)
Khi ứng dụng Storytelling để viết trên Social, tôi nghĩ bạn nhất định phải có một ngân hàng câu chuyện (Story bank). Bởi vì có rất nhiều loại câu chuyện mà bạn nên chia sẻ để phục vụ mục tiêu xây dựng thương hiệu cá nhân và bán hàng.
Ngoài câu chuyện thương hiệu (Brand Story) thì bạn còn có câu chuyện ngành (Industry Story), câu chuyện sản phẩm (Product Story), câu chuyện “educate” khán giả (Educational Story), câu chuyện khách hàng (Customer Story), câu chuyện cá nhân (Personal Story)…
Bạn càng chia sẻ những câu chuyện này thì càng thu hút được đúng người vào thế giới của mình.
Chỉ khi có sẵn ngân hàng câu chuyện cho mình rồi thì khi viết, bạn mới có thể tiết kiệm nhiều thời gian hơn để chọn lọc ra đâu là câu chuyện phù hợp và ghép nó với nội dung chính mà bạn muốn viết.
Xem thêm 👇
Chính vì vậy, trong khóa học Simple Storytelling vào tháng 8 tới đây, tôi dành hẳn 2 buổi Live Training để hướng dẫn học viên tạo một ngân hàng câu chuyện hoàn toàn phù hợp với thương hiệu của mình. Cụ thể là, họ sẽ biết cách:
Đào sâu vào những trải nghiệm cá nhân và khám phá những câu chuyện thực sự chạm đến trái tim khán giả ở cấp độ cảm xúc.
Phát hiện những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống hàng ngày và chia nhỏ câu chuyện thương hiệu để áp dụng cho việc kể chuyện kỹ thuật số.
Đây cũng chính là một trong những ưu điểm vượt trội của Simple Storytelling so với các khóa học về sáng tạo nội dung khác trên thị trường.
Chưa kể là học viên còn được hướng dẫn về:
Quy trình tạo ra bài Storyselling hiệu quả
Nhiều framework, template và các kỹ thuật kể chuyện thiết yếu để thu hút tối đa sự chú ý của khán giả và giữ chân họ trực tuyến.
Cùng 2 ebook siêu giá trị và 1 tháng được đồng hành sát sao để góp ý, chữa bài cho bạn trên Social sau khi khóa học kết thúc.
Kết lại
Có những tháng tôi chỉ thực sự viết có 2,3 bài mới trên trang cá nhân, còn lại đều là nội dung cũ được tái chế. Tất cả đều là nhờ 3 cách cải thiện sự lặp lại để mình không bao giờ cạn ý tưởng kể chuyện này:
Thay đổi hướng tiếp cận và nhấn mạnh nó
Tái sử dụng nội dung
Tạo ngân hàng câu chuyện (Story Bank)
Hy vọng rằng, bản tin hôm nay đem lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn, những người luôn khao khát xây dựng nhân hiệu chân thực và độc đáo thông qua những câu chuyện. Hãy áp dụng và chia sẻ kết quả với tôi nhé.
Xin chào và hẹn gặp lại bạn trong bản tin sau! 💖
Kim Chi
Writing Mentor a.k.a Ngôn sứ Thương hiệu
🧠 CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Bạn đang đọc Your Brand Hacks, bản tin dành cho những ai luôn khao khát xây dựng nhân hiệu chân thực và khác biệt với Copywriting - kỹ năng viết thuyết phục để tạo ra những nội dung tuyệt vời.
Khi bạn sẵn sàng, dưới đây là những cách Kim Chi có thể đồng hành cùng bạn:
✔ Tư vấn miễn phí về Quy trình viết để xây dựng nhân hiệu chân thực & Chiến lược kể chuyện trên Social.
✔ Thư viện tài nguyên hữu ích giúp sáng tạo nội dung thu hút và hiệu quả.
✔ Simple Storytelling - Khóa học giúp nâng cao chất lượng nội dung, xây dựng kết nối sâu hơn với đối tượng mục tiêu và chuyển đổi nhiều khách hàng mơ ước hơn bằng sức mạnh của kể chuyện kỹ thuật số.
✔ Be You - Khóa học “Viết Để Xây Dựng Nhân Hiệu Chân Thực” giúp học viên tỏa sáng một cách trung thực, độc đáo nhờ tìm ra tiếng nói thương hiệu riêng và sáng tạo nội dung chuyên nghiệp thông qua nghệ thuật kể chuyện.
✔ Ghostwriting & Content Marketing - Dịch vụ viết chấp bút/ẩn danh & viết cho Content Marketing giúp tiết kiệm thời gian, công sức để tập trung phát triển kinh doanh. Vui lòng liên hệ để được tư vấn cụ thể.